Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO với nhiều thuận lợi và khó khăn thách thức trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nói chung và hàng công nghiệp nói riêng. Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam cần có thêm những thông tin về định hướng thị trường xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp giai đoạn 2006-2015 nhằm xác định đúng những thị trường ngách, thị trường tiềm năng cho các sản phẩm của doanh nghiệp mình. Với ý nghĩa đó, năm 2006 Bộ Công nghiệp đã giao nhiệm vụ cho Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp thực hiện đề tài: “Xây dựng chiến lược định hướng thị trường xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, tầm nhìn 2020”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Xác định các thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trên cơ sở phân tích, đánh giá các thị trường truyền thống và khả năng xuất khẩu đến các thị trường mới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu của các sản phẩm công nghiệp trong giai đoạn 2001-2005, các thị trường nhập khẩu hàng công nghiệp chính, phân tích cơ cấu, phân đoạn thị trường, khả năng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước, không nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ở các nước nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp.
Trong phần 1 của báo cáo, các tác giả đã tiến hành thu thập tài liệu, nghiên cứu, đánh giá thực trạng thị trường xuất khẩu hàng công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn 5 năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp của kỳ kế hoạch 2001-2010 theo hướng công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH). Mặc dù có nhiều biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội trên qui mô toàn thế giới như chiến tranh IRắc, sự kiện 11/9 ở Mỹ, dịch cúm gia cầm, tai hoạ sóng thần…Song, xuất khẩu của cả nước vẫn đạt mức tăng trưởng cao, bình quân 17,4%/năm, trong đó riêng các mặt hàng công nghiệp và hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu (CN&TCMN) đạt 20%/năm; nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (NL&KS) đạt 17,5%/năm.
Phần 2, báo cáo đã nêu rõ những nhân tố tác động đến thị trường xuất khẩu hàng công nghiệp giai đoạn 2006-2015 bao gồm: Những nhân tố trong nước và những nhân tố nước ngoài.
Từ những nghiên cứu trên các tác giả đưa ra được những quan điểm, mục tiêu, định hướng thị trường xuất khẩu hàng công nghiệp giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn 2020 trong phần 3 báo cáo như sau:
Về quan điểm cơ bản phát triển thị trường các sản phẩm công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2015 là:
- Phát triển các thị trường công nghiệp Việt Nam không chỉ chú trọng đến thị trường ngoài nước mà cần gắn kết với thị trường trong nước, gắn thị trường với sản xuất, chú trọng đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường xuất khẩuCty Điện lực Hà Nội
- Giữ vững các thị trường truyền thống, đồng thời tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới để tránh lệ thuộc, rủi ro trong xuất khẩu, tăng cường hơn nữa hơn nữa các hoạt động thương mại nhằm tận dụng các cơ hội do quan hệ đối ngoại mang lại.
- Đổi mới chính sách xuất khẩu theo hướng thông thoáng hơn để tăng kim ngạch xuất khẩu, ổn định thị trường, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất - nhập khẩu nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, tăng kim ngạch và và nguồn thu ngoại tệ về cho đất nước.
Như vậy, quan điểm phát triển thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006-2015 là phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và bền vững. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu đến các thị trường truyền thống, đồng thời tích cực tìm kiếm các thị trường tiềm năng. Tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của hàng công nghiệp Việt Nam.
Trên cơ sở các đánh giá, dự báo về khả năng sản xuất, diễn biến giá cả xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của hàng Công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới, các tác giả đã dự báo được các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng trưởng hàng công nghiệp Việt Nam sẽ có xu hướng tăng mạnh do có nhiều điều kiện mở rộng qui mô sản xuất (đặc biệt là thông qua các hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong giai đoạn này)., phát triển thị trường mới, mặt hàng mới, nâng cao giá trị gia tăng nhờ đổi mới công nghệ. Dự kiến giai đoạn 2006-2015 hàng công nghiệp có tốc độ tăng trưởng đạt 36,3%/năm và chiếm tỷ trọng 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006-2015 của cả nước.
Định hướng thị trường xuất khẩu hàng công nghiệp giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn 2020 theo các khu vực xuất khẩu: Khu vực thị trường châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương và về quy mô, thị trường xuất khẩu từng loại sản phẩm công nghiệp: Dầu thô, Than đá, Điện tử và linh kiện máy tính, Dệt may…
Phần 4 của báo cáo nêu rõ các cơ chế chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghiệp giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn 2020 bao gồm: nhóm giải pháp chung, những giải pháp cụ thể đối với một số sản phẩm công nghiệp và tổ chức thực hiện.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được Hội đồng KHCN cấp Bộ đánh giá rất cao và nhất trí cho nghiệm thu.
(Nguồn: CNTM) |